Mức bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Bồi thường thiệt hại chế tài của pháp luật trừng phạt tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại buộc tổ chức, cá nhân chấm dứt hành vi xâm phạm. Luật Long Phan xin giới thiệu đến Quý bạn đọc bài viết sau phân tích về mức bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ

Thế nào là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Là hành vi xâm phạm đến các đối tượng được bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm các hành vi:

  • Xâm phạm quyền tác giả;
  • Xâm phạm các quyền liên quan;
  • Xâm phạm quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí;
  • Xâm phạm về bí mật kinh doanh;
  • Xâm phạm về nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

Ngoài ra, để xác định một hành vi có phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không thì cần căn cứ 4 yếu tố sau:

  • Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
  • Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
  • Chủ thể thực hiện hành vi bị xem xét không đáp ứng đủ điều kiện pháp luật quy định, họ không phải là chủ sở hữu của quyền sở hữu trí tuệ, cũng không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
  • Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.

CSPL: Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP.

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

>>> Xem thêm: Hướng khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại khi nhãn hiệu của doanh nghiệp bị xâm hại

Xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

  • Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại;
  • Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng.

CSPL: Khoản 1 Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.

Theo đó, mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.

CSPL: Khoản 2 Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.

Mức bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Về vật chất

Trường hợp 1: Nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường như sau:

  • Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;
  • Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện;
  • Thiệt hại vật chất theo các cách tính khác do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đưa ra phù hợp với quy định của pháp luật.

CSPL: Điểm a, b và c khoản 1 Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.

Trường hợp 2: Nguyên đơn không xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Tòa án ấn định, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng.

CSPL: Điểm d khoản 1 Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.

Về tinh thần

Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại.

CSPL: Khoản 2 Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.

Hơn nữa, bên cạnh các khoản bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần nêu trên thì chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Tòa án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.

Theo đó, chi phí hợp lý để thuê luật sư là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ phức tạp của vụ việc; kỹ năng, trình độ của luật sư và lượng thời gian cần thiết để nghiên cứu vụ việc. Mức chi phí bao gồm mức thù lao luật sư và chi phí đi lại, lưu trú cho luật sư.

CSPL: Khoản 2 Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và khoản 2.4 Điều 2 Mục I Phần B Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT.

Bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

>>> Xem thêm: Hình thức xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện (Mẫu số 23-DS Đơn khởi kiện ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP).

Đối với người khởi kiện là:

  • Cá nhân: Bản sao công chứng CCCD, hộ chiếu và sổ hộ khẩu.
  • Tổ chức: Giấy phép đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập, giấy phép hoạt động.
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.

Nguyên đơn phải chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và phải cung cấp các chứng cứ về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

CSPL: Khoản 2, 3 Điều 203 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.

Trình tự nộp đơn khởi kiện

Xác định các điều kiện khởi kiện

  • Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền khởi kiện ra Tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Điểm d khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019).
  • Chủ thể khởi kiện phải đáp ứng quy định về quyền khởi kiện và năng lực hành vi Tố tụng dân sự.
  • Vụ án chưa được giải quyết bằng một bản án có hiệu lực của pháp luật.
  • Vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết

  • Việc khởi kiện cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thuộc khoản 4 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
  • Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với tranh chấp này theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
  • Tuy nhiên, đối với trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận được quy định tại khoản 2 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì thẩm quyền giải quyết vụ án thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc nơi bị đơn có trụ sở có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Tuy nhiên, các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết vụ án này theo điểm b khoản này.

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và tiền tạm ứng án phí

  • Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí theo quy định tại khoản 2 Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015,

Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

CSPL: Khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện

  • Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  • Trong thời hạn 5 ngày làm việc, Thẩm phán xem đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án;

Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

CSPL: Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Luật sư tư vấn mức bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

  • Tư vấn các quy định pháp luật về mức bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
  • Chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ khởi kiện.
  • Hỗ trợ khách hàng thu thập tài liệu, chứng cứ.
  • Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền.
  • Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.

Các quy định pháp luật về mức bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng như trình tự, thủ tục khởi kiện đã được chúng tôi phân tích và làm rõ thông qua bài viết trên. Nếu Quý khách hàng có câu hỏi hoặc thắc mắc liên quan đến việc bồi thường do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc cần Luật sư Dân sự tư vấn chuyên sâu hơn thì xin vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tốt nhất.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn khai thuế TNDN từ hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng lao động