Cổ Đông Của Công Ty Cổ Phần Có Những Quyền Hạn Gì?


Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư. Cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần được gọi là cổ đông. Theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì cổ đông có 4 loại, tướng ứng với mỗi loại cổ đông sẽ có các quyền hạn tương ứng. Bài viết này sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ và nắm vững các vấn đề pháp lý cổ đông của công ty cổ phần có những quyền hạn gì?


Những quyền hạn của cổ đông trong công ty cổ phần (ảnh: Internet)
Cổ đông của Công ty Cổ phần có những quyền hạn gì?

Các loại cổ đông trong công ty cổ phần, bao gồm 4 loại:
1. Cổ đông sáng lập: là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
2. Cổ đông phổ thông: là người sở hữu cổ phần phổ thông của CTCP.
3. Cổ đông ưu đãi cổ tức: là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức.
4. Cổ đông ưu đãi hoàn lại: là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại.
Quyền của các cổ đông trong CTCP

Thứ nhất, Quyền của cổ đông phổ thông
• Tham dự, phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.
• Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
• Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty.
• Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh nghiệp 2014.
• Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác.
• Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
• Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty. (khoản 1 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014).
Quyền của cổ đông và đại hội đồng cổ đông (ảnh: Internet)
Cổ đông có quyền họp đại hội đồng cổ đông

Thứ hai, Quyền của cổ đông sáng lập:

Ngoài những quyền hạn như một cổ đông phổ thông, cổ đông sáng lập còn có các quyền sau:
• Là đối tượng duy nhất được nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết theo khoản 3 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2014. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
• Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết, nhưng không được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết cho người khác. (Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2014)

Thứ ba, Quyền của cổ đông ưu đãi cổ tức:
• Nhận cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ đông phổ thông nhận hoặc mức ổn định hằng năm.
• Ưu tiên thanh toán khi công ty giải thể hoặc phá sản sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại.
• Các quyền khác như cổ đông phổ thông trừ các quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. (Điều 117 Luật Doanh nghiệp 2014)
Thứ tư, Quyền của cổ đông ưu đãi hoàn lại:
• Được rút vốn bất kì lúc nào.
• Ưu tiên thanh toán tài sản khi công ty giải thể hoặc phá sản sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ.
• Các quyền như cổ đông phổ thông trừ các quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. (Điều 118 Luật Doanh nghiệp 2014).

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mức bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hướng dẫn khai thuế TNDN từ hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng lao động