Trường Hợp Nào Không Phải Tố Giác Người Thân Phạm Tội?

Mọi hành vi phạm tội do tội phạm thực hiện đều phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật. Trong đó, các chủ thể nếu phát hiện hành vi phạm tội thì có trách nhiệm tố giác tội phạm đến cơ quan có thẩm quyền, nếu biết mà không tố giác thì phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này. Tuy nhiên, đối với người thân thì pháp luật sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các chủ thể này khi không tố giác. Vậy, trường hợp nào không phải tố giác người thân phạm tội?
Các trường hợp không phải tố giác tội phạm (ảnh: Internet)
Trường hợp nào không phải tố giác người thân phạm tội?
Không tố giác tội phạm là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 (sau đây gọi là bộ luật hình sự): người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
Tội không tố giác tội phạm được quy định tại Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, không tố giác tội phạm được hiểu là hành vi không báo cho cơ quan có thẩm quyền về một trong các tội phạm được Bộ luật Hình sự quy định (tại Điều 389) mà mình biết rõ là đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện.
Hình phạt đối với người không tố giác tội phạm:
·       Bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
·       Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
Không phải tố giác người thân phạm tội khi nào?

Khoản 2 Điều 19 của Bộ luật hình sự quy định: Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì sẽ không phải chịu trách nhiệm về việc không tố giác.
Tuy nhiên, trong trường hợp không tố giác các tội liên quan xâm phạm an ninh quốc gia và tội đặc biệt nghiêm trọng khác thì các đối tượng nêu trên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Miễn trừ trách nhiệm khi không tố giác tội phạm (ảnh: Internet)
Khi nào thì không tố giác người thân sẽ không phạm tội?
Vì sao không phải chịu trách nhiệm khi không tố giác người thân phạm tội?
Những trường hợp không phải tố giác người thân phạm tội khi những người này có quan hệ hôn nhân, huyết thống với nhau. Từ xưa đến nay, tình cảm gia đình luôn luôn được đề cao và giữ gìn trong văn hóa, đạo đức của dân tộc. Kế thừa đức tính tốt đẹp này của dân tộc nên bộ luật hình sự đã đưa trường hợp không tố giác người thân vào trường hợp đặc biệt để loại trừ trách nhiệm hình sự. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mức bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hướng dẫn khai thuế TNDN từ hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng lao động