Ai Có Quyền Triệu Tập Đại Hội Đồng Cổ Đông Bất Thường?
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của doanh nghiệp, gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Cuộc họp đại hội đồng cổ đông được tổ chức thường niên mỗi năm một lần và có thể được triệu tập họp bất thường. Để hiểu rõ hơn về đại hội đồng cổ đông và quyền triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường trong công ty cổ phần, chúng tôi xin cung cấp một số vấn đề sau đây.

Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của doanh nghiệp, gồm tất cả các cổ đông (chủ sở hữu) có quyền biểu quyết. Cuộc họp đại hội đồng cổ đông được tổ chức thường niên mỗi năm một lần và có thể được triệu tập họp bất thường khi có yêu cầu triệu tập.
Khi nào được triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường
Vấn đề triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường được quy định tại khoản 3 điều 97 của Luật Doanh nghiệp. Hội đồng quản trị phải triệu tập họp đại hội đồng cổ đông bất thường trong các trường hợp sau:
·        Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;
·        Số thành viên Hội đồng quản trị còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật;
·        Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sau tháng (hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty);
·        Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;
·        Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty
Ai có quyền triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường?
Theo căn cứ tại Luật Doanh nghiệp 2014 thì các cơ quan có quyền triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường trong công ty cổ phần là:
·        Hội đồng quản trị công ty;
·        Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sau tháng (hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty);
·        Ban kiểm soát công ty.
Cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường

Nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn, thì Hội đồng quản trị phải triệu tập họp đại hội cổ đông trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày số thành viên Hội đồng quản trị ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật; hoặc nhân được yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10 % tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng (hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty); hoặc theo yêu cầu của Ban kiểm soát.
Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp đại hội cổ đông trong 30 ngày tiếp theo, Ban kiểm soát sẽ thay thế Hội đồng quản trị triệu tập đại hội cổ đông theo quy định. Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp đại hội cổ đông trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng (hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty) có quyền thay thế Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát triệu tập họp cổ đông theo quy định.
Khi triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường, người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải lập danh sách cổ đông có quyền dự họp và biểu quyết. Đồng thời, chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp; xác định thời gian, địa điểm họp và gửi thông báo mời họp đến các cổ đông có quyền dự họp.
Thông báo mời họp phải được gửi đến tất cả cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là 7 ngày làm việc trước ngày khai mạc (nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn). Thông báo được gửi bằng phương thức bảo đảm đến địa chỉ thường trú của cổ đông. Kèm theo thông báo mời họp phải có mẫu chỉ định đại diện theo uỷ quyền dự họp, chương trình họp, phiếu biểu quyết, các tài liệu thảo luận làm cơ sở thông qua quyết định và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp.
Nếu công ty có trang thông tin điện tử thì thông báo mời họp và các tài liệu gửi kèm theo phải được công bố trên trang thông tin điện tử đó đồng thời với việc gửi thông báo cho các cổ đông (Theo Điều 98, 99, 100 của Luật Doanh nghiệp).
Trên đây là tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường, nếu các bạn cần tư vấn thêm hãy liên hệ Luật sư Võ Tấn Lộc Hotline 0974 885 368 để được tư vấn tốt nhất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mức bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hướng dẫn khai thuế TNDN từ hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng lao động