Thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào Công ty cổ phần



Góp vốn là việc đưa tài sản của mình vào pháp nhân hoặc dự án đầu tư nhằm phục cho hoạt động kinh doanh sinh lợi. Song với đó, người góp vốn sẽ trở thành chủ sở hữu đối với giá trị phần góp vốn đó trong pháp nhân. Theo quy định thì tài sản góp vốn có thể là tiền, ngoại tệ tự do chuyển đổi, giá trị quyền sở hữu trí tuệ và các tài sản hợp pháp khác. Trong đó giá trị quyền sử dụng đất cũng được coi là tài sản dùng để góp vốn. Với tính đặc thù của quyền sử đất, nên khi góp vốn bằng giá trị tài sản này, pháp luật có quy định một số nội dung đặt biệt nhằm đảm bảo quá trình góp vốn an toàn, hiệu quả.


Thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào Công ty cổ phần



Quyền mà người sử dụng đất được thực hiện đối với quyền sử dụng đất của mình:
Trong quy định nội dung Luật Đất đai, quyền của người sử dụng đất có thể được phân chia thành ba nhóm quyền như sau:
Quyền chung là những quyền khái quát, cơ bản mà tất cả các chủ thể sử dụng đất đều được hưởng trong quá trình khai thác, sử dụng đất đai, không phân biệt về loại chủ thể, hình thức sử dụng đất, mục đích sử dụng đất (trừ quyền được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất), cụ thể tại Điều 166 quy định bao gồm:
·        Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
·        Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
·        Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
·        Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
·        Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
·        Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
·        Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Quyền giao khoán đất: Theo đó đây là được xem là nhóm quyền mang đặc tính đặc thù được Nhà nước quy định không phải cho tất cả các chủ thể sử dụng đất mà chỉ riêng đối với một số chủ thể nhất định như doanh nghiệp nhà nước, Ban quản lý rừng,… xuất phát từ mục đích nhằm đảm bảo sự sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất và nông lâm nghiệp. Theo phạm vi của bài viết này xin không đi sâu vào loại quyền này.
Quyền giao dịch quyền sử dụng đất: là quyền mà người sử dụng đất được thực hiện giao dịch đối với quyền sử dụng đất, được pháp sinh giữa các chủ thể với nhau thông qua sự thỏa thuận với nhau mà trong đó có một bên là người sử dụng đất; hoặc có thể là hành vi pháp lý đơn phương của người sử dụng đất theo đó làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với quyền sử dụng đất.
Và theo quy định luật đất đai, giao dịch quyền sử dụng đất bao gồm các quyền sau:
·        Chuyển đổi quyền sử dụng đất
·        Chuyển nhượng quyền sử dụng đất
·        Cho thuê hoặc cho thuê lại quyền sử dụng đất
·        Để thừa kế quyền sử dụng đất
·        Tặng cho quyền sử dụng đất
·        Thế chấp quyền sử dụng đất
·        Góp vốn quyền sử dụng đất.
Thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào Công ty cổ phần

Điều kiện đất đai được đưa ra góp vốn:
Theo quy định tại Điều 167 khoản 1 Luật Đất đai có quy định quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất là một trong những quyền của người sử dụng đất. Nhưng để thực hiện việc góp vốn, quyền sử dụng đất phải đảm bảo một số điều kiện nhất định
·        Phải có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại người nhận thừa kế là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liện với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam – được quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật đất đai 2013
·        Đất không có tranh chấp.
·        Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
·        Phải còn trong thời hạn sử dụng đất.
Thủ tục góp vốn bằng đất đai được thực hiện thế nào:
Định giá giá trị quyền sử dụng đất góp vốn:
Đối với tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các sáng lập viên (trong trường hợp góp vốn để thành lập) hoặc được Chủ sở hữu/Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị và người góp vốn (trong trường hợp góp vốn để tăng vốn điều lệ Công ty) định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá và quy đổi giá trị sang Đồng Việt Nam, giá này cũng phải được đa số các sáng lập viên chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các sáng lập viên (trong trường hợp góp vốn để thành lập công ty) hoặc được Chủ sở hữu/Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị và người góp vốn (trong trường hợp góp vốn để tăng vốn điều lệ Công ty) cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Chuyển quyền sở hữu
Đối với tài sản góp vốn phải đăng ký quyền sở hữu cũng như quyền sử dụng đất thi cá nhân, tổ chức góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bao gồm các bước:
·        Ký hợp đồng góp vốn bằng (tài sản phải đăng ký quyền sở hữu) có công chứng, chứng thực;
·        Bàn giao tài sản trên thực tế, thực địa;
·        Nộp hồ sơ sang tên trước bạ; Khai thuế, và đóng các khoản phí, lệ phí liên quan;
·        Nhận giấy đăng ký phương tiện hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đứng tên công ty.
Lưu ý: Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ
Đăng kí biến động tại văn phòng đăng kí đất đai.
Ngoài ra, đất khi được góp vốn phải được đăng kí biến động đất đai tại văn phòng đăng kí đất đai nhằm cập nhật tình hình, ghi nhận hiện trạng pháp lý đối với đất đai trong việc thực hiện hoạt động quản lý hành chính của cơ quản lý nhà nước về đất đai. Cụ thể:
Bước một: Nộp đơn đăng kí biến động
Người thực hiện việc góp vốn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ và nộp tại văn phòng đăng kí đất đai thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, hoặc chi nhánh văn phòng đăng kí đất đai thuộc sở tài nguyên môi trường gồm:
·        Đơn đăng ký biến động đất đai (mẫu được quy định kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
·        Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc)
·        Hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất
·        Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý việc góp vốn
·        Trích lục bản đồ địa chính
·        Văn bản ủy quyền công chứng chứng thực nếu có.
Bước hai: Thẩm định hồ sơ.
Văn phòng đăng kí đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định; xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bước ba: Trả kết quả
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người chủ sử dụng đất.
- Thời gian giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào Công ty cổ phần

Góp vốn đối với Công ty cổ phần
Góp vốn khi thành lập Công ty cổ phần
Trước thời điểm thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp các cổ đông sáng lập thỏa thuận với nhau tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ bán để huy động vốn. Trong đó các cổ đông sáng lập phải đăng kí mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông; các cổ đông khác (nếu có) đăng kí mua trong cổ phần còn lại trong tổng số cổ phần được quyền chào bán các loại.
Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm đăng kí doanh nghiệp là tổng giá trị số cổ phần các loại được cổ đông sáng lập và cổ đông khác (nếu có) đăng kí mua. Số cổ phần còn lại chưa được đăng kí mua là số cổ phần chưa bán. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn, các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng kí mua.
Quyền biểu quyết trong thời gian trên của cổ đông sẽ được ác định theo số cổ phần phổ thông đã đăng kí mua
Hệ quả khi không, chưa thanh toán số cổ phần đã đăng kí mua::
·        Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;
·        Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;
·        Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán. Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trách nhiệm nghĩa vụ tài chính đối với các quyết định được biểu quyết trong thời hạn cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đăng kí mua: Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua.
Góp vốn để tăng vốn điều lệ:
Trong quá trình hoạt động, khi phát sinh nhu cầu về vốn, Công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách tăng thêm số cổ phần được quyền chào báo và chào bán số cổ phần đó. Khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần thành công, công ty phải thực hiện việc đăng kí thay đổi vốn điều lệ. Việc chào bán có thể được diễn ra hai hình thức; Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu và chào bán cổ phần riêng lẻ (chào bán chứng khoán riêng lẻ)
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết: “Thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào Công ty cổ phần”. Trường hợp quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, trợ giúp pháp lý xin vui lòng gọi ngay đến hotline 0908 748 368 để được hỗ trợ tận tình. Xin cảm ơn!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mức bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hướng dẫn khai thuế TNDN từ hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng lao động