Thủ tục rút vốn góp khỏi công ty TNHH


Việc biến động thay đổi, rút vốn của một thành viên tổng quan có thể dẫn đến thay đổi khả năng, tỉ lệ “chịu trách nhiệm” của các thành viên  và có thể ảnh hưởng đến khả năng chịu trách nhiệm của Công ty. Do vậy, thủ tục rút vốn đối với Công ty TNHH có phần khác biệt đáng kể so với các loại hình doanh nghiệp khác.

1. Các cách để rút vốn ra khỏi công ty TNHH  2 thành viên?

Xuất phát từ đặc tính “đóng” của Công ty TNHH được hình thành từ sự liên kết, quen biết chặt chẽ giữa các thành viên với nhau, khác với “tính mở” của CTCP, việc rút vốn ra khỏi Công ty TNHH theo quy định sẽ có phần khắc khe hơn, chịu sự điều chỉnh không chỉ Điều lệ Công ty mà còn trình tự rút vốn theo từng trường hợp cụ thể theo quy định pháp luật.
Cụ thể, thành viên Công ty TNHH sẽ không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các Điều 52, 53, 54 và 68 của Luật Doanh nghiệp 2014.

2. Điều kiện, thủ tục rút vốn ra khỏi công ty

2. 1 Điều kiện, thủ tục, thời điểm để rút vốn dưới cách yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp?

Điều kiện: Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:
·         Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
·         Tổ chức lại công ty;
·         Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Thủ tục và thời điểm yêu cầu: Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải được thể hiện bằng văn bản đồng thời phải được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết của Hội đồng thành viên đối với các vấn đề trên.
Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.

2.2. Điều kiện, thủ tục để được rút vốn ra khỏi công ty dưới hình thức chuyển nhượng phần vốn góp?


Trừ các trường hợp được tự do chuyển nhượng như: Công ty không mua lại phần vốn góp theo yêu cầu (khoản 3 Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2014), và trong các trường hợp đặc biệt như tặng cho, sử dụng phần vốn góp để trả nợ (khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật doanh nghiệp 2014); thì thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi chuyển nhượng phải theo điều kiện về trình tự như sau::
·         Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
·         Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại của công ty cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.
Lưu ý:
·         Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.
·         Trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên trong công ty, công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.

2.3. Điều kiện, thủ tục để rút vốn ra khỏi công ty dưới hình thức  được công ty hoàn trả lại vốn?

Điều kiện: Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể được công ty hoàn trả lại vốn thông qua giảm vốn điều lệ, nếu đáp ứng đủ các điều kiện:
·         Công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp
·         Sau khi thực hiện việc gim vốn điều lệ, Công ty phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
Thủ tục: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc giảm vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
·         Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
·         Vốn điều lệ; số vốn dự định tăng hoặc giảm;
·         Thời điểm, lý do và hình thức giảm vốn;
·         Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo thông báo phải có nghị quyết và biên bản họp của Hội đồng thành viên và báo cáo tài chính gần nhất. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Thủ tục rút vốn khỏi Công ty TNHH”. Mọi thắc mắc và khó khăn đến vấn đề trên, quý bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 0908 748 368 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mức bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hướng dẫn khai thuế TNDN từ hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng lao động