Tranh chấp phần vốn góp với thành viên công ty kiện ở đâu?



Theo quy định tại khoản 7 Điều 50 Luật Doanh nghiệp, thành viên công ty có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cán bộ quản lý khác theo quy định tại Điều 72 của Luật này. 

1. Quyền, nghĩa vụ của thành viên công ty.

1.1 Nghĩa vụ góp vốn của thành viên công ty.
            Theo quy định tại Điều 48 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về nghĩa vụ góp vốn đối với các thành viên công ty như sau:
·         Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
·         Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:
a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
b) Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.
·         Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.
1.2 Quyền của thành viên góp vốn khi xảy ra tranh chấp.
Khi phát sinh tranh chấp trong quá trình hoạt động kinh doanh về vốn góp giữa các thành viên công ty. Thành viên của công ty có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp theo đúng quy định của pháp luật quy định tại khoản 7 Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2014.


2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Khoản 4 Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 không quy định trường hợp tranh chấp phần vốn góp giữa các thành viên công ty nên trường hợp này Toà án phải căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự (các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại…) và quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp để thụ lý, giải quyết.
            Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 BLTTDS, tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết đối với những tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền xem xét, thụ lý và giải quyết đơn khởi kiện.

3.Thủ tục giải quyết được tiến hành thế nào?

Sau khi xác định Tòa án có thẩm quyền, người khởi kiện gửi hồ sơ khởi kiện gồm đến Tòa án:
·         Đơn khởi kiện (phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự);
·         Bản sao các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện;
·         Các tài liệu, chứng cứ khác hiện có để chứng minh yêu cầu khởi kiện
Tòa án có trách nhiệm cấp ngay người khởi kiện giấy xác nhận đã nhận đơn. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện để người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Khi đó, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật.
            Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi giải đáp về vấn Tranh chấp phần vốn góp với thành viên công ty kiện ở đâu? Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Quý bạn đọc muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ hotline 0908 748 368. Xin cảm ơn
                       



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mức bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hướng dẫn khai thuế TNDN từ hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng lao động