Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ- nhãn hiệu độc quyền tại TP.HCM

Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa hết sức to lớn về mặt pháp lý và kinh tế. Việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền nhằm bảo vệ chủ sở hữu nhãn hiệu, bảo vệ người tiêu dùng và là cơ sở khi phát sinh tranh chấp. Việc đăng ký bảo hộ được tiến hành như thế nào? Thông tin dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ-nhãn hiệu độc quyền tại TP.HCM.

Đăng ký sở hữu trí tuệ 

Tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Hiện nay, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đang dần giữ vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt đối với các nhãn hiệu lớn. Vì:

· Thứ nhất, việc đăng ký giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu nhãn hiệu, đặc biệt trước tình trạng sản xuất hàng giả, hàng nhái diễn ra tràn lan như hiện nay.

· Thứ hai, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu góp phần bảo vệ người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể lựa chọn được chính xác hàng hóa và chất lượng hàng hóa mình mong muốn, phù hợp với nhu cầu thị hiếu. Ngoài ra, còn tạo niềm tin và thái độ tích cực cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn và sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

· Thứ ba, việc đăng ký bảo hộ còn tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh. Khi nhãn hiệu được bảo hộ, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ yên tâm đầu tư sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm kinh doanh có hiệu quả và tối đa hóa lợi nhuận. Buộc các chủ thể kinh doanh khác cũng đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ vào kinh doanh nhằm tạo ra nhiều sự khác biệt trong sản phẩm, thu hút khách hàng. Đồng thời, tạo ra nhiều ưu đãi và lợi ích cho người tiêu dùng. Sự cạnh tranh lành mạnh góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, làm đa dạng hóa hàng hóa, dịch vụ. Theo đó, kéo theo sự phát triển của nền kinh tế.

· Thư tư, đăng ký bảo hộ nhãn hộ còn là cơ sở để giải quyết tranh chấp. Bằng bảo hộ là một chứng cứ quan trọng bảo vệ chủ sở hữu, nếu chủ thể tranh chấp không có bằng bảo hộ thì phải có nghĩa vụ chứng minh yêu cầu của mình là hợp pháp.

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

 
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhìn chung tương tự thủ tục đăng ký các quyền sở hữu công nghiệp khác.

Về cơ quan tiếp nhận đơn đăng ký:

· Đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam, nước ngoài thường trú tại Việt Nam hoặc có trụ sở tại Việt Nam, nộp đơn trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua đại diện sở hữu công nghiệp.

· Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài không có cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam thì nộp đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp.

Về nguyên tắc, Việt Nam áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được quy định tại Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 (viết tắt là Luật Sở hữu trí tuệ). Cụ thể:

Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Đơn đăng ký bao gồm các tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hộ được quy định tại Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm:

· 03 tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu quy định), trong đó có mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu.

· Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (nếu là nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận).

· Các tài liệu khác chứng minh quyền đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ hay quyền ưu tiên theo Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ.

· Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có.

· Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm. Nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

· Hàng hóa, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thỏa ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.

Quy trình xử lý đơn đăng ký

 
Đơn đăng ký nhãn hiệu 

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận đơn của cá nhân, tổ chức khi đủ điều kiện luật định (tờ khai đăng ký và các chứng từ nộp lệ phí). Một đơn đăng ký thông trình sẽ trải qua các bước:

· Thẩm định về hình thức đơn đăng ký (Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ) để đánh giá tính hợp lệ của đơn về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,… Đơn thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn.

· Thẩm định về nội dung đơn (Điều 114 Luật Sở hữu trí tuệ) để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định về nội dung không quá chín tháng đối với nhãn hiệu.

Để đăng ký bảo hộ một nhãn hiệu, thông thường phải mất từ 12-18 tháng kể từ ngày nộp đơn hợp lệ. Trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn hoặc thực hiện thủ tục đăng ký một cách nhanh chóng, đúng quy định của pháp luật, vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT để được hướng dẫn chi tiết.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Quý khách hàng muốn được luật sư tư vấn luật sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được luật sư giải đáp miễn phí. Xin cảm ơn.

Mô tả: Dịch vụ đăng ký sở hữu tró tuệ-nhãn hiệu đọc quyền tại TP.HCM. Tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu, quy trình thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Liên hệ với chúng tôi:
Luật sư: Luật sư Đỗ Thanh Lâm
Địa chỉ: 81 Cách Mạng Tháng 8, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh
Email: lsdothanhlam@gmail.com
SĐT: 974355638
Blog: https://lsdothanhlam.blogspot.com/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mức bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hướng dẫn khai thuế TNDN từ hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng lao động