Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng chuyển nhượng hoặc sử dụng quyền đối với giống cây trồng

Ở Việt Nam, thương mại hóa giống cây trồng phần lớn thể hiện dưới dạng giao dịch chuyển nhượng, chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng. Các thương vụ mua bán này được thực hiện thông qua các hợp đồng chuyển nhượng hoặc sử dụng quyền đối với giống cây trồng. Vậy trong hợp đồng cần có những điều khoản cơ bản nào? Quy định pháp luật ra sao? Sau đây, Luật sư sẽ cung cấp thông tin về nội dung Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng chuyển nhượng hoặc sử dụng quyền đối với giống cây trồng.

Điều khoản cơ bản trong hợp đồng chuyển nhượng hoặc sử dụng quyền đối với giống cây trồng

Điều khoản cơ bản trong hợp đồng chuyển nhượng hoặc sử dụng quyền đối với giống cây trồng

Căn cứ chuyển nhượng

Được tiến hành theo phương thức tự nguyện của bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao. Trừ các trường hợp quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không cần được sự đồng ý của chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ chuyển giao quyền sử dụng độc quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 195 Luật sở hữu trí tuệ 2019:

  • Việc sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội;
  • Người có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được thoả thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc ký kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thoả đáng;
  • Người nắm độc quyền sử dụng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Nội dung chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng

  • Theo Khoản 1 Điều 194 Luật Sở hữu trí tuệ 2019, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ giống cây trồng chuyển giao toàn bộ quyền đối với giống cây trồng đó cho bên nhận chuyển nhượng. Theo đó, bên nhận chuyển nhượng sẽ trở thanh chủ sở hữu của giống cây trồng đó và có đầy đủ quyền của chủ sở hữu.
  • Theo Khoản 1 Điều 192 Luật Sở hữu trí tuệ 2019, chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ cho phép người khác thực hiện một hoặc một số hành vi thuộc quyền sử dụng đối với giống cây trồng của mình.

Lưu ý trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không được có những điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên nhận chuyển giao quyền sử dụng, đặc biệt là những điều khoản hạn chế không xuất phát từ quyền của bên chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng tương ứng hoặc không nhằm bảo vệ các quyền đó.

Phạm vi chuyển nhượng

  • Đối với hợp đồng chuyển nhượng giống cây trồng: Chuyển toàn bộ quyền nghĩa vụ cho bên nhận chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng sẽ là chủ sở hữu giống cây trồng đó.
  • Đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng: cho phép người khác thực hiện một hoặc một số hành vi thuộc quyền sử dụng đối với giống cây trồng của mình.

Giá và phương thức chuyển nhượng

Giống cây trồng là một loại tài sản sở hữu trí tuệ nên được điều chỉnh bởi Luật sở hữu trí tuệ, bên cạnh đó giống cây trồng cũng được xem là một loại tài sản vì vậy cũng được điều chỉnh theo quy định của pháp luật dân sự nếu luật sở hữu trí tuệ không có quy định.

Giá và phương thức chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng giống cây trồng được quy định tại Điều 433 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

  • Giá, phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó.
  • Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.

Quyền và nghĩa vụ của các bên

Tại Điều 193 Luật sở hữu trí tuệ 2019 quy định về quyền của các bên trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng như sau:

– Bên chuyển giao quyền sử dụng có quyền cho phép hoặc không cho phép bên nhận chuyển giao quyền sử dụng chuyển giao lại quyền sử dụng cho bên thứ ba.

– Bên nhận chuyển giao quyền sử dụng có các quyền sau đây:

  • Chuyển giao quyền sử dụng cho bên thứ ba, nếu được bên giao quyền sử dụng cho phép;
  • Yêu cầu bên giao quyền sử dụng thực hiện các biện pháp cần thiết phù hợp để chống lại các hành vi xâm phạm của bên thứ ba gây thiệt hại cho mình;
  • Tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn các hành vi xâm phạm của bên thứ ba, nếu trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên chuyển giao quyền sử dụng không thực hiện yêu cầu quy định tại điểm b khoản này.

Quyền và nghĩa vụ của các bên

Quyền và nghĩa vụ của các bên

>>Xem thêm: Hình Thức Xử Phạt Đối Với Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Trí Tuệ

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung nghĩa vụ”, Khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “Vi phạm hợp đồng là một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của luật này”. Như vậy, các chủ thể phải thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng, bên có vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm do hành vi vi phạm của mình gây ra.

Giải quyết tranh chấp và Luật áp dụng

Việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp, luật áp dụng, phương thức giải quyết tranh chấp là quyền tự định đoạt của các bên, đã được các bên thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng, phải được tôn trọng và ưu tiên áp dụng. Khi đã có văn bản thỏa thuận lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp, phương thức giải quyết tranh chấp thì các bên không được đơn phương thay đổi ý kiến để lựa chọn phương thức khác nếu bên kia không đồng ý thay đổi.

Giải quyết tranh chấp và Luật áp dụng

Giải quyết tranh chấp và Luật áp dụng

>>Xem thêm: Tư Vấn Luật Sở Hữu Trí Tuệ Bao Gồm Những Gì?

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng chuyển nhượng hoặc sử dụng quyền đối với giống cây trồng. Nếu quý đọc giả còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc có nhu cầu tìm LUẬT SƯ SỞ HỮU TRÍ TUỆ hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cám ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mức bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hướng dẫn khai thuế TNDN từ hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng lao động