Hướng khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại khi nhãn hiệu của doanh nghiệp bị xâm hại

Hướng khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại khi nhãn hiệu của doanh nghiệp bị xâm hại được pháp luật quy định ra sao? Khi nhãn hiệu đã được đăng ký bản quyền bị xâm phạm thì chủ sở hữu cần làm gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Bài viết dưới đây Luật sư sở hữu trí tuệ sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này.

hành vi xâm phạm nhãn hiệu

Hành vi xâm phạm nhãn hiệu

>>>Xem thêm:Thủ tục khởi kiện hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đã được bảo hộ.

Hồ sơ khởi kiện bồi thường thiệt hại khi nhãn hiệu của doanh nghiệp bị xâm hại

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ 2005, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể khởi kiện hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu ra Tòa án hoặc Trọng tài thương mại (nếu hai bên có thỏa thuận trọng tài).

Đối với việc khởi kiện tại Tòa án, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 37 và khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cá nhân có hành vi xâm phạm cư trú, làm việc hoặc nơi tổ chức có hành vi xâm phạm có trụ sở sẽ có thẩm quyền giải quyết hoặc Tòa án cấp tỉnh nơi chủ sở hữu nhãn hiệu cư trú, làm việc hoặc có trụ sở nếu hai bên tranh chấp có thỏa thuận bằng văn bản.

Đơn khởi kiện

mẫu đơn khởi kiện

Mẫu đơn khởi kiện

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân bị xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.
  • Đơn khởi kiện phải có các nội dung theo quy định tại Khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
  • Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Lưu ý: Trường hợp vì lý do khách quan người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Tài liệu chứng cứ chứng minh thiệt hại

Chứng cứ giao nộp phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 94 và 95 BLTTDS 2015. Trong trường hợp có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì nguyên đơn phải chứng minh thiệt hại thực tế đã xảy ra và nêu căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 205 BLTTDS 2015..

Tài liệu chứng cứ chứng minh có hành vị xâm hại nhãn hiệu

Nguyên đơn cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền của công ty bạn theo quy định tại Điều 203 Luật sở hữu trí tuệ 2005 cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tài liệu chứng cứ chứng minh về quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp nhãn hiệu của người khởi kiện

Theo Điều 79 BLTTDS  nguyên đơn, bị đơn đều có nghĩa vụ chứng minh. Nguyên đơn chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bằng một trong các chứng cứ sau đây:

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ; bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan, Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp;
  • Chứng cứ cần thiết để chứng minh căn cứ phát sinh quyền tác giả, quyền liên quan trong trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan; chứng cứ cần thiết để chứng minh quyền đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu nổi tiếng;
  • Bản sao hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong trường hợp quyền sử dụng được chuyển giao theo hợp đồng.

Trình tự thủ tục khởi kiện bồi thường thiệt hại khi nhãn hiệu của doanh nghiệp bị xâm hại

Nộp đơn khởi kiện

Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện (kèm theo tài liệu, chứng cứ) đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Tòa án thụ lý vụ án và tiến hành giải quyết

Căn cứ Khoản 3 Điều 191 BLTTDS 2015 , trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:

●      Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

●      Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn.

●      Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

●      Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.Xét xử vụ án

>>>Xem thêm:Cơ chế xử lý và bảo hộ nhãn hiệu bị xâm phạm làm giả, làm nhái.

Thi hành án

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người thi hành án nhận được thông báo hợp lệ về quyết định thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ của mình được ghi trong bản án, quyết định tương ứng của Tòa án.

Nếu người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp dụng các biện pháp để bảo đảm cho việc thi hành án ( phong tỏa tài sản, tạm giữ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, hạn chế mọi giao dịch pháp lý liên quan đến tài sản). Khi áp dụng các biện pháp này, Chấp hành viên cần đưa ra quyết định bằng văn bản nêu rõ lý do và biện pháp áp dụng.

Lưu ý đối với khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

lưu ý đối với khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Lưu ý đối với khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Thẩm quyền giải quyết của tòa án

●      Theo quy định của BLTTDS 2015 (Điều 26, Điều 30, Điều 35, Điều 37), thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ của Toà án được xác định như sau:

●      Thẩm quyền theo vụ việc: theo Điều 26 BLTTDS 2015 tranh chấp sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.

  • Thẩm quyền theo cấp lãnh thổ:

○      Tranh chấp sở hữu trí tuệ thuần tuý là tranh chấp dân sự, thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện theo Điều 36 BLTTDS 2015.

○      Nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ thuần tuý là tranh chấp dân sự nhưng có đương sự hoặc đối tượng sở hữu trí tuệ ở nước ngoài, mục đích lợi nhuận  thuộc quyền của Toà án cấp tỉnh theo Điều 37 BLTTDS 2015.

Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện đối với các hành vi xâm phạm Sở hữu trí tuệ) thực hiện theo quy định pháp luật chung về dân sự và tố tụng dân sự. Điều 588 BLDS năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Tạm ứng án phí và án phí

BLTTDS 2015 và Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14 quy định về tạm ứng án phí và án phí cụ thể như sau:

  • Tiền tạm ứng án phí gồm tạm ứng án phí sơ thẩm và phúc thẩm.
  • Án phí bao gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.
  • Tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự bao gồm tiền tạm ứng lệ phí sơ thẩm và tiền tạm ứng lệ phí phúc thẩm.

Trên đây tư vấn của chúng tôi về Hướng khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại khi nhãn hiệu của doanh nghiệp bị xâm hại. Quý bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần sự trợ giúp của TƯ VẤN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mức bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hướng dẫn khai thuế TNDN từ hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng lao động