Nhãn hiệu đang làm thủ tục đăng ký bảo hộ có được ký hợp đồng nhượng quyền không?

Nhãn hiệu đang làm thủ tục đăng ký bảo hộ có được ký hợp đồng nhượng quyền không? Hiện nay, pháp luật hiện hành chỉ quy định về nhượng quyền thương mại, chứ không có một thuật ngữ pháp lý nào đề cập đến nhượng quyền nhãn hiệu. Tuy nhiên, trên thực tế nhượng quyền thương mại là việc mua bán, kinh doanh gắn liền với nhãn hiệu hàng hóa do bên nhượng quyền quy định. Sau đây, chúng tôi xin được chia sẻ một số thông tin liên quan.

Nhãn hiệu đang thực hiện thủ tục bảo hộ có được ký hợp đồng nhượng quyền không?

Nhãn hiệu đang thực hiện thủ tục bảo hộ có được ký hợp đồng nhượng quyền không?

Nhãn hiệu đang làm thủ tục đăng ký bảo hộ không được ký hợp đồng nhượng quyền?

Hiện nay pháp luật không quy định về nhượng quyền nhãn hiệu mà chỉ có quy định về chuyển giao quyền đối với nhãn hiệu và nhượng quyền thương mại. Nên sau đây khi nói đến nhượng quyền tức là để chỉ khái niệm nhượng quyền thương mại.

Theo quy định tại Điều 248 Luật Thương mại 2005, nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện:

  • Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  • Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Mặt khác theo quy định tại Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/3/2006 quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân được phép nhượng quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện:

  • Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
  • Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền.
  • Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định pháp luật.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục chuyển nhượng quyền thương mại

Dẫn chiếu quy định tại Điều 19 Nghị định 35/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/3/2006 quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại hướng dẫn.
  • Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại quy định.
  • Các văn bản xác nhận về: Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại; Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.

Ngoài ra, khi có sự thay đổi các thông tin đã đăng ký nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền có trách nhiệm thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có thay đổi các thông tin đã đăng ký.

Như vậy, trong trường hợp nhãn hiệu đang làm thủ tục đăng ký bảo hộ thì bên nhượng quyền vẫn có thể ký hợp đồng nhượng quyền nếu đáp ứng đầy đủ 03 điều kiện trên, tuy nhiên phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết về việc thay đổi thông tin đăng ký.

Nhãn hiệu đang thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ vẫn được ký hợp đồng nhượng quyền

Nhãn hiệu đang thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ vẫn được ký hợp đồng nhượng quyền

Thủ tục đăng ký nhượng quyền

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/3/2006 quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, thủ tục đăng ký nhượng quyền như sau:

  • Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
  • Các thời hạn nêu tại khoản này không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
  • Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.

>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu

Ngoài ra, bên nhượng quyền còn phải thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp.

Điều kiện để hợp đồng nhượng quyền có hiệu lực pháp luật

Điều kiện để hợp đồng nhượng quyền có hiệu lực

Điều kiện để hợp đồng nhượng quyền có hiệu lực

Hình thức

Theo quy định tại Điều 285 Luật thương mại 2005, hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Do đó, hình thức pháp lý bắt buộc để hợp đồng nhượng quyền có hiệu lực là:

  • Hình thức văn bản;
  • Hình thức pháp lý khác có giá trị tương đương như: email, fax,…

Nội dung

Luật thương mại không quy định về nội dung hợp đồng nhượng quyền. Tuy nhiên có thể áp dụng các quy định về nội dung hợp đồng tại Điều 398 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

  • Đối tượng của hợp đồng;
  • Số lượng, chất lượng;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.

Thực tiễn, nội dung của một hợp đồng nhượng quyền bao gồm:

  • Nội dung của quyền thương mại.
  • Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
  • Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
  • Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
  • Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại.
  • Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
  • Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.

>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến Nhãn hiệu đang làm thủ tục đăng ký bảo hộ có được ký hợp đồng nhượng quyền không? Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mức bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hướng dẫn khai thuế TNDN từ hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng lao động