Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng chuyển nhượng hoặc sử dụng quyền sở hữu công nghiệp

Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng chuyển nhượng hoặc sử dụng quyền sở hữu công nghiệp là vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ mà các doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Pháp luật quy định như thế nào về hình thức hợp đồng và đăng ký với các cơ quan chức năng. Các loại hợp đồng trong chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Các vấn đề liên quan sẽ được thông tin cho bạn đọc qua bài viết dưới đây.

sở hữu công nghiệp

Sở hữu công nghiệp

>>>Xem thêm: Hướng dẫn chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Các điều kiện về hợp đồng chuyển nhượng hoặc sử dụng quyền sở hữu công nghiệpchuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Hình thức hợp đồng

Theo quy định tại Điều 138 và Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019, hợp đồng chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp phải được lập thành văn bản.

Vấn đề đăng ký hợp đồng với cơ quan chức năng

Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định của luật thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019.

Sự đồng ý của các chủ sở hữu

Theo quy định tại Điều 149 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019, khi đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp phải có văn bản đồng ý của các đồng sở hữu. Trong trường hợp có đồng sở hữu không đồng ý thì phải có văn bản giải trình lý do nếu quyền sở hữu thuộc sở hữu chung.

Hạn chế về phạm vi chuyển nhượng quyền

Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, hạn chế việc chuyển nhượng được quy định tại Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019, cụ thể như sau:

  • Chủ sở hữu chỉ được chuyển nhượng trong phạm vi được bảo hộ
  • Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng
  • Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh’
  • Chuyển nhượng về nhãn hiệu không được gây nhầm lẫn về đặc tính và nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ
  • Chỉ được chuyển nhượng cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện

Đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thì các hạn chế quy định tại Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019:

  • Quyền chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao
  • Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của nhãn hiệu đó
  • Chỉ được ký hợp đồng thứ cấp nếu được phép
  • Phải ghi rõ về việc sản xuất dựa trên hợp đồng nhãn hiệu
  • Đối với sáng chế thì phải sử dụng theo quy định của pháp luật như đối với chủ sở hữu

Các loại hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Hợp đồng độc quyền

Theo quy định tại khoản 1 Điều 143 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019 thì hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền.

Hợp đồng không độc quyền

Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có thể sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác theo quy định tại khoản 2 Điều 143 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019.

Hợp đồng thứ cấp

Theo quy định tại khoản 3 Điều 143 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.

Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng

Loại hợp đồng và nội dung hợp đồng

Trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp thì có hai loại hợp đồng, bao gồm:

  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
  • Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

>>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục chuyển nhượng quyền thương hiệu

Phạm vi chuyển giao

Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp thì theo Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019. Phạm vi chuyển nhượng là việc chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019 thì chủ sở hữu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.

Phí và phương thức thanh toán

Về phí và phương thức thanh toán thì các bên trong hợp đồng có thể tự do thỏa thuận với nhau.

Quyền và nghĩa vụ của các bên

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng được các bên thỏa thuận nhưng không trái với các quy định của pháp luật

Thời hạn hợp đồng

Thời hạn hợp đồng phụ thuộc vào thời gian đăng ký và còn hiệu lực của đối tượng sở hữu công nghiệp. Theo quy định tại khoản 49 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BKHCN Thông tư về sở hữu công nghiệp thì trong trường hợp gia hạn, chấm dứt trước thời hạn hiệu lực của hợp đồng đều phải thực hiện thông báo đến Cục Sở hữu trí tuệ.

Vi phạm và các điều khoản miễn trừ

Khi xảy ra vi phạm trong hợp đồng các bên có thể yêu cầu áp dụng các chế tài tại Điều 292 Luật Thương mại 2005. Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm được quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005:

  • Trường hợp do các bên thỏa thuận
  • Xảy ra sự kiện bất khả kháng
  • Do lỗi của bên còn lại

Phương thức giải quyết tranh chấp

Các phương thức giải quyết tranh chấp bao gồm:

  • Hòa giải và thương lượng
  • Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
  • Khởi kiện tại Trọng tài thương mại theo Luật Trọng tài thương mại 2010

>>>Xem thêm: Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng đất đai giải quyết như thế nào?

Luật sư tư vấn về hợp đồng chuyển nhượng hoặc sử dụng quyền sở hữu công nghiệp

lợi ích khi nhờ luật sư

Lợi ích khi nhờ luật sư

Khi liên hệ Luật sư Long Phan PMT, khách hàng sẽ được làm việc với đội ngũ luật sư tận tâm, chuyên nghiệp. Được hỗ trợ giải quyết công việc nhanh chóng. Các địa điểm dễ dàng cho khách hàng liên hệ trực tiếp.

  • Trụ sở chính: Tầng 14, Tòa nhà HM Town, Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3
  • Văn phòng làm việc: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Bình Thạnh

Trên đây là những quy định của pháp luật liên quan đến các điều khoản trong hợp đồng chuyển nhượng hoặc sử dụng quyền sở hữu công nghiệp. Các loại hợp đồng chuyển nhượng, hình thức của hợp đồng và vấn đề đăng ký với cơ quan chức năng về quyền sở hữu công nghiệp. Bạn đọc còn thắc mắc vui lòng liên hệ LUẬT SƯ SỞ HỮU TRÍ TUỆ qua hotline: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mức bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hướng dẫn khai thuế TNDN từ hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng lao động