Quyền sở hữu công nghiệp và cách khởi kiện yêu cầu bồi thường khi bị xâm phạm

Khi một cá nhân, tổ chức bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình thì sẽ khởi kiện bồi thường như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ các vấn đề về quyền sở hữu công nghiệp và cách khởi kiện yêu cầu bồi thường khi bị xâm phạm.

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Bồm các hành vi trái phép xâm phạm quyền và lợi ích của chủ thể sở hữu đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

Theo Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 (sau đây viết tắt là Luật SHTT) thì các hành vi bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí gồm:

  • Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí đang được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu.
  • Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời được quy định tại Điều 131 Luật SHTT.

Đối với bí mật kinh doanh

Các hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh được quy định tại Điều 127 Luật SHTT:

  • Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó.
  • Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh.
  • Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó.
  • Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh.
  • Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền.
  • Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi nêu trên.
  • Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý

Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý được nêu rõ tại Điều 129 Luật SHTT.

Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.
  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
  • Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
  • Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.

Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ:

  • Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
  • Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý.
  • Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
  • Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hóa hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp

Theo Điều 130 Luật SHTT, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp bao gồm:

  • Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ.
  • Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
  • Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng.
  • Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.

>>> Xem thêm: Hình thức xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Căn cứ khởi kiện các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Tại Điều 202 Luật SHTT, các biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
  • Buộc bồi thường thiệt hại.
  • Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì cá nhân, tổ chức có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết nhằm đảm bảo công bằng trong xã hội.

Khi khởi kiện, cần thỏa mãn các điều kiện pháp luật quy định thì mới được Tòa án thụ lý giải quyết đơn kiện, cụ thể:

  • Chủ thể khởi kiện phải có quyền khởi kiện và có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
  • Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
  • Thời hiệu khởi kiện vẫn còn;

Vụ án vẫn chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp

Hướng dẫn khởi kiện yêu cầu bồi thường khi bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện. Khi muốn khởi kiện, cần xem xét đến mẫu đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện cần có các nội dung chính theo khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và đơn khởi kiện theo Mẫu số 23-DS Đơn khởi kiện theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.
  • Người khởi kiện là cá nhân: Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân và sổ hộ khẩu gia đình.
  • Người khởi kiện là tổ chức: Giấy phép đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập, giấy phép hoạt động.
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp. Theo khoản 2, 3 Điều 203 Luật SHTT, nguyên đơn phải chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và phải cung cấp các chứng cứ về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp theo khoản 1 Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Lưu ý:

  • Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
  • Văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

>>> Xem thêm: Cơ chế xử lý và bảo hộ nhãn hiệu bị xâm phạm làm giả, làm nhái

Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết

Khởi kiện một cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thuộc khoản 4 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với tranh chấp này theo điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Tuy nhiên, đối với trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết vụ án thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc nơi bị đơn có trụ sở có thẩm quyền giải quyết vụ án theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Tuy nhiên, các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết vụ án này theo điểm b khoản này.

Cần xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết để nộp đơn khởi kiện đúng nơi

Cần xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết để nộp đơn khởi kiện đúng nơi

Trình tự nộp đơn khởi kiện

Trình tự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết như sau:

  1. Xác định điều kiện khởi kiện.
  • Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có quyền khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo điểm d khoản 1 Điều 198 Luật SHTT.
  • Điều kiện về chủ thể khởi kiện phải đáp ứng theo quy định về quyền khởi kiện, năng lực hành vi Tố tụng dân sự.
  • Vụ án chưa được giải quyết bằng một bản án có hiệu lực của pháp luật.
  • Vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
  1. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
  2. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và tiền tạm ứng án phí. Theo quy định tại khoản 2 Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Án phí dân sự sơ thẩm được quy định cụ thể tại Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14. Vì đây là vụ án tranh chấp dân sự có giá ngạch, nên mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch theo khoản 2 Điều 7 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.
  3. Nộp đơn khởi kiện (kèm theo tài liệu, chứng cứ) đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau: Nộp trực tiếp tại Tòa án; Gửi theo đường dịch vụ bưu chính hoặc Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có) theo quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
  4. Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện được quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện theo khoản 2 Điều này.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Thẩm phán xem đơn khởi kiện và có một trong các quyết định: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án; Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

>>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đã được bảo hộ

Thông tin liên hệ luật sư

Công ty Luật Long Phan PMT luôn luôn sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến của Quý doanh nghiệp để giải đáp các thắc mắc trong thời gian nhanh nhất có thể. Mọi thông tin của khách hàng luôn được lắng nghe qua các nguồn sau:

  • Email : pmt@luatlongphan.vn
  • Hotline : 1900.63.63.87
  • Fanpage : LUẬT LONG PHAN
  • Zalo : LONG PHAN PMT LAW FIRM – 0819.700.748
  • Trụ sở công ty : Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.
  • Văn phòng giao dịch : 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Trên đây là bài viết về Những hành vi nào được xem là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp? Hướng dẫn khởi kiện yêu cầu bồi thường. Nếu bạn đọc có nhu cầu gửi hồ sơ tài liệu hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ hoặc trao đổi trực tiếp. Xin cảm ơn!

Thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mức bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hướng dẫn khai thuế TNDN từ hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng lao động