Thủ tục thành lập phòng khám đa khoa tư nhân

Hiện nay, các phòng khám đa khoa đã và đang dần nở rộ tại thị trường Việt Nam. Việc thành lập một cơ sở tư nhân khám chữa bệnh đạt tiêu chuẩn cần phải đảm bảo các điều kiện về nhân sự có trình độ chuyên môn, có cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế ….. và đặc biệt hơn hết là phải “được cơ quan y tế có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động”. Vậy thủ tục thành lập phòng khám đa khoa tư nhân như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cụ thể hơn về việc thành lập

Thành lập phòng khám đa khoa tư nhânThành lập phòng khám đa khoa tư nhân

Điều kiện thành lập phòng khám đa khoa

Cơ sỏ vật chất phòng khám đa khoaCơ sỏ vật chất phòng khám đa khoa

Theo quy định tại điều 25 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Khoản 7 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP Phòng khám đa khoa phải được cấp phép hoạt động để có thể hoạt động theo đúng quy định pháp luật. Để có thể được cấp giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa thì phải tuân thủ theo quy định về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như bằng việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 23a Nghị định này, phòng khám đa khoa phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:

Về quy mô phòng khám đa khoa:

  • Có ít nhất 02 trong 04 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi
  • Có bộ phận cận lâm sàng (xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh).

Về cơ sở vật chất: Có phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa và phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu). Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn cụ thể như sau:

  • Phòng cấp cứu: 12 m2
  • Phòng lưu người bệnh: 15 m2; ít nhất 02 giường lưu trở lên; nếu có từ 03 giường trở lên thì diện tích mỗi giường ít nhất là 05m2
  • Các phòng chuyên khoa và buồng tiểu phẫu: 10 m2

Về trang thiết bị y tế: Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

Về nhân sự:

  • Số lượng bác sỹ khám bệnh, chữa bệnh hành nghề cơ hữu phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sỹ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa. Người phụ trách các phòng khám chuyên khoa và bộ phận cận lâm sàng (xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh) thuộc Phòng khám đa khoa phải là người làm việc cơ hữu tại phòng khám.”
  • Bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, tất cả những người đăng ký hành nghề đều phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký hành nghề.
  • Ưu tiên Bác sĩ có chứng chỉ hành nghề TP. Hồ Chí Minh có thời gian đăng ký hành nghề rỏ ràng và quyết định thôi việc để đảm bảo việc nộp hồ sơ ban đầu nhanh gọn để tiến tới thẩm định cơ sở vật chất và thẩm định danh mục kỹ thuật nhanh lẹ.

Về phạm vi hoạt động chuyên môn: Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn theo danh mục được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt. Nếu phòng khám thực hiện tiêm chủng vắc-xin, sinh phẩm điều trị thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêm chủng.

Hồ sơ thành lập phòng khám đa khoa

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa (được quy định tại Điều 46 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, hướng dẫn cụ thể tại Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định này;
  • Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Bài viết tham khảo thêm:Xin luật sư tư vấn về mở phòng khám tư nhân ?

Thủ tục xin giấy phép mở phòng khám đa khoa

Điều kiện và thủ tục đăng ký kinh doanh phòng khámĐiều kiện và thủ tục đăng ký kinh doanh phòng khám

  • Làm hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và gửi lên Sở Y Tế
  • Làm hồ sơ đăng ký kinh doanh: Sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề, người đăng ký hành nghề tiến hành Đăng Ký Kinh Doanh tại Quận/Huyện nơi hành nghề hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi hành nghề.
  • Làm hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa: Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Phòng khám Đa khoa phải làm Hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động Sở Y tế
  • Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại mẫu số 09 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP cho người đề nghị
  • Trong 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở để cấp giấy phép hoạt động:

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở Y tế thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động.

Trường hợp không cấp Giấy phép hoạt động, Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu lý do.

  • Trả giấy phép hoạt động cho cơ sở

>>Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám, tư vấn và điều trị dự phòng 

Dịch vụ thành lập phòng khám đa khoa tại Luật Long Phan

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của phòng khám.
  • Cập nhật, thông báo các quy định, văn bản pháp luật liên quan đến y tế, hành nghề y, hoạt động khám chữa bệnh.
  • Soạn thảo các văn bản liên quan đến quản lý nội bộ doanh nghiệp mang tính chất pháp lý.
  • Soạn lập, kiểm duyệt toàn bộ các Hợp đồng, giao dịch phát sinh giữa công ty, phòng khám và đối tác.
  • Hỗ trợ đăng ký nhân sự hành nghề tại phòng khám lên Sở y tế.
  • Quản lý hồ sơ pháp lý, hồ sơ nhân sự hành nghề tại phòng khám theo quy định pháp luật.
  • Hỗ trợ phòng khám tiếp đoàn thanh kiểm tra (nếu có).

Trên đây là những chia sẻ của Luật Long Phan về thủ tục thành lập, hồ sơ về phòng khám đa khoa tư nhân. Nếu Quý bạn đọc cần giải đáp thắc mắc hoặc hỗ trợ trực tiếp, hãy liên hệ ngay với Luật Long Phan để được hỗ trợ tốt nhất. Hotline 1900.63.63.87 để được giải đáp kịp thời hiệu quả.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mức bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hướng dẫn khai thuế TNDN từ hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng lao động