Hướng dẫn xây dựng quy trình hoạt động của công đoàn trong doanh nghiệp

Hướng dẫn xây dựng quy trình hoạt động của công đoàn trong doanh nghiệp là điều cần thiết để giúp công đoàn hoạt động một cách hiệu quả hơn. Công đoàn có chức năng, nhiệm vụ cùng với doanh nghiệp xây dựng nội quy lao động, quy chế trả lương, thưởng,.. Để công đoàn ngày càng phát triển trong doanh nghiệp, Công ty Luật Long Phan PMT sẽ hướng dẫn xây dựng quy trình hoạt động này.

Quy trình hoạt động của công đoàn trong doanh nghiệp

Quy trình hoạt động của công đoàn trong doanh nghiệp

Trong Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không?

Theo quy định tại Điều 1 Luật công đoàn 2012 thì công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện. Đại diện cho người lao động, công chức, công nhân,.. bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động, tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.

Do đó, Doanh nghiệp không bắt buộc phải lập công đoàn mà doanh nghiệp có trách nhiệm vận động người lao động gia nhập công đoàn để bảo vệ quyền lợi, lợi ích cho người lao động.

>> Xem thêm: Có được giao kết hợp đồng lao động điện tử không?

Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Quyết định 174/2020 QĐ/TLĐ ngày 3/2/2020 về việc ban hành công đoàn Việt Nam, để thành lập công đoàn tại cơ sở khi đáp ứng hai điều kiện sau:

  • Được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp
  • Có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Điều kiện thành lập công đoàn

Điều kiện thành lập công đoàn

Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở tại Doanh nghiệp

Theo quy định tại điều 15 của Quyết định 174/2020 QĐ/TLĐ ngày 3/2/2020 về việc ban hành công đoàn Việt Nam thì nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn sở bao gồm:

  • Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Nhà nước ; các chủ trương, nghị quyết của Công đoàn.
  • Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng người lao động
  • Giám sát hoặc tham gia giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể và các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
  • Cùng với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
  • Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đoàn viên và cán bộ công đoàn; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản
  • Thực hiện công tác phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh

>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động

Vai trò của công đoàn trong Doanh nghiệp

Đối với người lao động

Theo quy định tại điều 10 Luật công đoàn 2012 thì Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bao gồm:

  • Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với doanh nghiệp.
  • Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
  • Xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động cùng với doanh nghiệp
  • Đối thoại với doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
  • Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.
  • Tham gia giải quyết tranh chấp lao động.
  • Kiến nghị Đại diện cho người lao động hoặc tập thể người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm

>> Xem thêm: Nội quy lao động phải sửa như thế nào từ năm 2021?

Đối với doanh nghiệp

  • Công đoàn giúp doanh nghiệp trong việc sắp xếp lao động một cách hợp lý để phát huy tối đa hiệu quả của nguồn lực, cũng như chấm dứt hợp đồng lao động đối với những trường hợp không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
  • Là cầu nối trong việc giải quyết các mâu thuẫn, xung đột giữa người lao động với người sử dụng lao động như giải quyết những vụ đình công, khiếu nại, khiếu kiện đã gây ra thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp.

Vai trò của công đoàn trong doanh nghiệp

Vai trò của công đoàn trong doanh nghiệp

Trên đây là hướng dẫn xây dựng quy trình hoạt động của công đoàn trong doanh nghiệp. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần Tư vấn luật doanh nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87để được hỗ trợ, tư vấn nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mức bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hướng dẫn khai thuế TNDN từ hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng lao động