Tranh chấp giữa các thành viên doanh nghiệp giải quyết như thế nào?

Tranh chấp giữa các thành viên trong doanh nghiệp là vấn đề phổ biến hiện nay trong các doanh nghiệp/công ty. Tuy nhiên, vấn đề này còn chưa rõ ràng khi xác định loại tranh chấp và cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về cách thức giải quyết tranh chấp giữa các thành viên doanh nghiệp.

giai quyet tranh chap thanh vien doanh nghiep
Tranh chấp giữa các thành viên doanh nghiệp

Các loại tranh chấp giữa các thành viên doanh nghiệp theo quy định

Theo khoản 4 Điều 30 BLTTDS 2015 thì tranh chấp giữa các thành viên doanh nghiệp là tranh chấp về kinh doanh thương mại nhưng chưa có định nghĩa rõ ràng về loại tranh chấp này.

Theo quy định tại điểm b Khoản 5 Điều 6 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP quy định các tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau là các tranh chấp về:

  • Trị giá phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty;
  • Việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty hoặc về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty của thành viên công ty đó cho người khác không phải là thành viên của công ty;
  • Việc chuyển nhượng cổ phiếu không ghi tên và cổ phiếu có ghi tên;
  • Mệnh giá cổ phiếu, số cổ phiếu phát hành và trái phiếu của công ty cổ phần hoặc về quyền sở hữu tài sản tương ứng với số cổ phiếu của thành viên công ty;
  • Quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ, thanh toán nợ của công ty;
  • Việc thanh lý tài sản, phân chia nợ giữa các thành viên của công ty trong trường hợp công ty bị giải thể;
  • Về các vấn đề khác giữa các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
quy dinh giai quyet tranh chap thanh vien doanh nghiep
Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên doanh nghiệp

>>> Xem thêm: Tư Vấn Giải Quyết Tranh Chấp Tư Cách Thành Viên Công Ty TNHH

Cách thức giải quyết tranh chấp giữa các thành viên doanh nghiệp

Cơ chế giải quyết tranh chấp

  • Theo điểm h Khoản 1 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020 thì việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên doanh nghiệp ưu tiên áp dụng Điều lệ doanh nghiệp trong trường hợp Điều lệ có quy định và không trái pháp luật.
  • Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa Luật Doanh nghiệp và Điều lệ thì phải áp dụng Luật Doanh nghiệp, nhưng đối với các trường hợp Luật Doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp tự quy định chi tiết thì ưu tiên áp dụng Điều lệ doanh nghiệp.

Trình tự giải quyết tranh chấp

Căn cứ theo khoản 4 Điều 30, điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS, điểm b khoản 5 Điều 6 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 thì các bên có thể khởi kiện ra TAND cấp tỉnh để giải quyết tranh chấp.

Hồ sơ khởi kiện gồm: đơn khởi kiện kèm theo bản sao y các loại giấy tờ chứng minh nhân thân và các tài liệu, giấy tờ chứng minh yêu cầu khởi kiện

Phương thức nộp:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án
  • Gửi qua đường bưu điện
  • Gửi trực tuyến thông qua cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)
  1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện để người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
  3. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Khi đó, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật.
giai quyet tranh chap thanh vien doanh nghiep
Nơi giải quyết tranh chấp

Công việc Long Phan sẽ thực hiện để giải quyết tranh chấp

  • Tư vấn pháp luật về việc giải quyết tranh chấp
  • Soạn thảo các đơn từ, văn bản liên quan tới việc giải quyết tranh chấp
  • Nhận ủy quyền tham gia giải quyết tranh chấp

Phí dịch vụ giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công ty

  • Phí cố định: sẽ được thanh toán theo từng tiến độ giải quyết tranh chấp.
  • Phí kết quả: thanh toán theo mức độ kết quả mà luật sư thực hiện được.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về tranh chấp giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các thành viên hay cần tư vấn các vấn đề liên quan đến DOANH NGHIỆP hãy liên hệ tới HOTLINE 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP tư vấn hướng xử lý. Xin cảm ơn Quý bạn đọc.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mức bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hướng dẫn khai thuế TNDN từ hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng lao động