Thủ tục yêu cầu bên vận chuyển liên đới chịu trách nhiệm

Thủ tục yêu cầu bên vận chuyển liên đới chịu trách nhiệm có ý nghĩa quan trọng khi các bên xảy ra tranh chấp trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá. Việc xác định trách nhiệm bồi thường tổn thất hàng hóa là cơ sở để các bên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề trên.

Hợp đồng vận chuyển hàng hóaHợp đồng vận chuyển hàng hoá

Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá

Bên vận chuyển

Bên vận chuyển có các nghĩa vụ sau:

  • Bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn.
  • Giao tài sản cho người có quyền nhận.
  • Chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  • Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
  • Bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất, hư hỏng tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
  • Liên đới chịu trách nhiệm nếu hàng hóa bị thất thoát, hư hỏng và chịu bồi thường như đã thỏa thuận.

Cơ sở pháp lý: Điều 534 Bộ luật dân sự 2015

Bên thuê vận chuyển

Bên thuê vận chuyển có các nghĩa vụ:

  • Trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên vận chuyển theo đúng thời hạn, phương thức đã thoả thuận.
  • Cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến tài sản vận chuyển để bảo đảm an toàn cho tài sản vận chuyển.
  • Trông coi tài sản trên đường vận chuyển, nếu có thỏa thuận. Trường hợp bên thuê vận chuyển trông coi tài sản mà tài sản bị mất, hư hỏng thì không được bồi thường.

Cơ sở pháp lý: Điều 536 Bộ luật dân sự 2015

Trường hợp nào bên vận chuyển phải liên đới chịu trách nhiệm

Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. (Khoản 1 Điều 288 Luật tố tụng dân sự 2015)

Về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của bên vận chuyển được quy định tại Điều 541 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

  1. Bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển nếu để tài sản bị mất hoặc hư hỏng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 536 của Bộ luật này.
  2. Bên thuê vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên vận chuyển và người thứ ba về thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.
  3. Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, nếu rơi vào các trường hợp mà thiệt hại về hàng hoá xảy ra do có lỗi của bên vận chuyển thì bên thuê vận chuyển có quyền yêu cầu bên vận chuyển liên đới bồi thường.

Liên đới chịu trách nhiệmLiên đới chịu trách nhiệm

Thủ tục yêu cầu bên vận chuyển liên đới chịu trách nhiệm

Khi tranh chấp phát sinh mà các bên không thể thương lượng, hòa giải với nhau được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy, cơ quan, tổ chức, cá nhân thuê vận chuyển có quyền khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền yêu cầu bên vận chuyển liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bên vận chuyển liên đới chịu trách nhiệm là 03 năm kể từ ngày kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Khởi kiện yêu cầu bên vận chuyển liên đới chịu trách nhiệm

Hồ sơ cần có

  • Đơn khởi kiện yêu cầu bên vận chuyển liên đới chịu trách nhiệm (Mẫu 23-DS NQ01/2017)
  • Hợp đồng vận chuyển hoặc tài liệu, chứng từ giao dịch có giá trị tương đương
  • Biên bản bổ sung, phụ lục, phụ kiện hợp đồng (nếu có).
  • Các tài liệu về bảo đảm thực hiện hợp đồng (nếu có).
  • Các chứng từ về thực hiện hợp đồng như biên bản giao nhận hàng hóa, chứng từ thanh toán, …
  • Các tài liệu khác có liên quan

Tòa án có thẩm quyền giải quyết

Khi có tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bên thuê vận chuyển có thể khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thẩm quyền giải của Tòa án nhân dân theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Về thẩm quyền theo cấp: TAND cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp phát sinh trong hợp đồng vận chuyển. TAND cấp tỉnh giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài.

Về thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ được xác định là nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở. Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn trong những trường hợp luật định.

Cơ sở pháp lý: Điểm a khoản 1 Điều 35, Điều 37, Điều 39, Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Luật sư tư vấn thủ tục yêu cầu bên vận chuyển liên đới chịu trách nhiệmLuật sư tư vấn thủ tục yêu cầu bên vận chuyển liên đới chịu trách nhiệm

Luật sư tư vấn thủ tục yêu cầu bên vận chuyển liên đới chịu trách nhiệm

  • Tư vấn, giải đáp các vấn đề pháp lý cho khách hàng;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển;
  • Soạn thảo tài liệu thương lượng – hòa giải, đơn khởi kiện và các văn bản tố tụng cho khách hàng;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng;
  • Đại diện thay mặt khách hàng làm việc với các cơ quan nhà nước trong quá trình tố tụng dân sự.

Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại của bên vận chuyển đã được Luật Long phan hướng dẫn trong bài viết trên. Quý bạn đọc có thắc mắc liên quan đến thủ tục yêu cầu bên vận chuyển liên đới chịu trách nhiệm hoặc cần tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mức bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hướng dẫn khai thuế TNDN từ hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng lao động