Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng 22-8

Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng luôn là vấn đề phức tạp và có nhiều rủi ro. Khi tiến hành các hoạt động xây dựng công trình, các doanh nghiệp thường sẽ mua hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng để đề phòng những thiệt hại, tổn thất có thể xảy ra trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên, hợp đồng này vẫn có thể xảy ra các tranh chấp. Dưới đây sẽ là bài phân tích các quy định pháp luật về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng.

Tranh chấp Hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựngTranh chấp Hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng – Luật Long Phan

Bảo hiểm công trình xây dựng là gì?

  • Bảo hiểm công trình xây dựng là một loại hình bảo hiểm mà đối tượng áp dụng là các công trình xây dựng.
  • Bảo hiểm công trình xây dựng như là một thủ tục bắt buộc để được cấp phép và thi công công trình xây dựng.

Đặc trưng của bảo hiểm công trình xây dựng

Đối tượng mua bảo hiểm

  • Chủ đầu tư xây dựng, nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng).
  • Nhà thầu thi công xây dựng (đối với người lao động thi công trên công trường).

Cơ sở pháp lý: Điều 2, Điều 4 Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được sửa đổi bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi đổi bổ sung một số Điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Phạm vi bảo hiểm

  • Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của công trình xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro, trừ các tổn thất được quy định là loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 119/2015/ NĐ-CP.
  • Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 6 Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được sửa đổi bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi đổi bổ sung một số Điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Phạm vi Hợp đồng bảo hiểmPhạm vi Hợp đồng bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất nào?

  • Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý
  • Tổn thất không mang tính ngẫu nhiên
  • Tổn thất không lượng hóa được bằng tiền
  • Tổn thất mang tính thảm họa
  • Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 6 Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được sửa đổi bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi đổi bổ sung một số Điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện. Trường hợp tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án Nhân dân cấp tỉnh.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 30, điểm b khoản 1, khoản 3 Điều 35, Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng

  1. Bước 1: Đương sự nộp Đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp về Hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng. Sau đó, người khởi kiện phải làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
  2. Bước 2: Tòa án sẽ tiến hành xem xét Đơn khởi kiện, nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được Tòa án thụ lý.
  3. Bước 3: Vụ án bước vào giai đoạn chuẩn bị xét xử và hòa giải. Tại giai đoạn này Tòa án sẽ mở phiên họp kiểm tra, giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải. Mục đích là để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về hướng giải quyết vụ án và cung cấp chứng cứ cho các bên đương sự.
  4. Bước 4: Tòa án nhân dân sẽ ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo thủ tục chung.

Thủ tục giải quyết tranh chấpThủ tục giải quyết tranh chấp

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng

  • Tư vấn các dạng tranh chấp Hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng phổ biến
  • Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến tranh chấp Hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng
  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng
  • Tư vấn các phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng
  • Tư vấn về thương lượng tranh chấp
  • Tư vấn về quyền khởi kiện tranh chấp Hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng
  • Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ tài liệu có liên quan đến tranh chấp Hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng
  • Tham gia quá trình giải quyết tranh chấp cho Khách hàng với tư cách là luật sư bào chữa và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm xây dựng. Trường hợp quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung tư vấn cũng như muốn hỗ trợ pháp lý xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mức bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hướng dẫn khai thuế TNDN từ hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng lao động