Tự ý thay đổi mức cấp dưỡng sau khi ly hôn có vi phạm luật không

Khi thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nhiều người quan tâm đến vấn đề liệu rằng tự ý thay đổi mức cấp dưỡng sau khi ly hôn có vi phạm luật không. Bài viết dưới đáy Luật Long Phan sẽ giải đáp thắc mắc cho Quý khách trong câu về mức cấp dưỡng nuôi con cũng như nghĩa vụ cha mẹ đối với con sau khi ly hôn.

Tự ý thay đổi mức cấp dưỡng sau khi ly hôn có vi phạm luật khôngTự ý thay đổi mức cấp dưỡng sau khi ly hôn có vi phạm luật không

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ với con chưa thành niên, con đã thành niên mà không có khả năng lao động và tài sản để tự nuôi mình theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Trong đó, con chưa thành niên là con con chưa đủ 18 tuổi trở lên theo Điều 21 Bộ luật Dân sự. Đồng thời, các trường hợp được chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng nêu tại Điều 118 Luật Hôn nhân và Gia đình gồm:

  • Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
  • Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
  • Vợ hoặc chồng (gặp khó khăn, túng quẫn) sau khi ly hôn đã kết hôn với người khác…

Như vậy, có thể thấy, sau khi ly hôn, cha mẹ có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con khi thuộc các trường hợp sau đây: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Mức cấp dưỡng đối với con

Khoản 1 Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về mức cấp dưỡng đối với con như sau: “Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Có thể thấy, pháp luật không quy định mức cấp dưỡng tối thiểu hay tối đa cụ thể là bao nhiêu mà phải phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như cần căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng (điều này có thể thể hiện qua tiền lương, tiền thu nhập thêm ngoài giờ, tiền phụ cấp,…) và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

Chính vì vậy, mức cấp dưỡng không thể cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng. Đồng thời mức cấp dưỡng còn phải đảm bảo được những chi phí hợp lý nhằm phục vụ cho nhu cầu ăn mặc ở, sinh hoạt thiết yếu nhất của người được cấp dưỡng.

Khi giải quyết ly hôn, vợ chồng có thể thỏa thuận về mức cấp dưỡng để đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho con mình. Tuy nhiên, trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định căn cứ vào thu nhập thực tế của người không trực tiếp nuôi con mà phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cũng như mức chi phí hợp lý cho nhu cầu thiết yếu của con.

Thay đổi yêu cầu cấp dưỡng sau ly hôn được không?Thay đổi yêu cầu cấp dưỡng sau ly hôn được không?

Thay đổi yêu cầu cấp dưỡng sau ly hôn được không?

Khoản 2 Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng cũng nêu rõ: “Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Như vậy, sau khi ly hôn, nếu không đồng ý với mức cấp dưỡng ban đầu thì vợ chồng có thể thỏa thuận thay đổi mức cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

>>> Xem thêm: Tranh chấp nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn giải quyết như thế nào?

Thủ tục thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Để thay đổi được mức cấp dưỡng, vợ, chồng có thể tự thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tự thỏa thuận

Căn cứ theo khoản 2 Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu trên, Tòa án tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong việc quyết định mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn. Chính vì vậy, hai bên tự thỏa thuận về mức cấp dưỡng phù hợp tùy vào điều kiện của bên cấp dưỡng cũng như nhu cầu thiết yếu của người con được cấp dưỡng.

Yêu cầu Tòa án giải quyết

Trường hợp hai bên không tự thỏa thuận được thì người có yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng có thể nộp đơn đến Tòa án giải quyết theo thủ tục được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự.

Hồ sơ nộp Tòa án

  • Đơn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng: mẫu 23-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP;
  • Quyết định hoặc bản án ly hôn;
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn sử dụng.
  • Chứng cứ chứng minh yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng: Kèm theo các lý do để yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng là giấy tờ, tài liệu chứng minh như giấy vay nợ, hồ sơ khám bệnh, hóa đơn…

Luật sư tư vấn thay đổi mức cấp dưỡngLuật sư tư vấn thay đổi mức cấp dưỡng

Luật sư tư vấn thay đổi mức cấp dưỡng

Luật sư tư vấn thay đổi mức tiền cấp dưỡng nuôi con khi có lý do sau khi ly hôn.

  • Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin thay đổi mức cấp dưỡng;
  • Tư vấn các trường hợp cấp dưỡng cho con sau ly hôn;
  • Liên hệ, làm việc với cơ quan nhà nước trong quá trình giải quyết vụ án;
  • Tư vấn quyền nuôi con, thăm nuôi con sau khi ly hôn.

Qua bài viết trên, Luật Long Phan đã giải đáp cho Quý khách về việc thay đổi mức cấp dưỡng hợp pháp sau khi ly hôn. Nếu Quý khách còn bất cứ thắc mắc gì hay có nhu cầu được tư vấn cụ thể hơn hoặc các vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua số Hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư Hôn nhân gia đình tư vấn, giải đáp cụ thể.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mức bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hướng dẫn khai thuế TNDN từ hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng lao động