Xe gây tai nạn, chủ xe hay bảo hiểm sẽ chi trả tiền bồi thường?

Xe gây tai nạn, chủ xe hay bảo hiểm chi trả tiền bồi thường là câu hỏi được nhiều chủ xe cơ giới đặt ra liệu có phải bồi thường hay do bảo hiểm chi trả. Khi xảy ra tai nạn giao thông, chủ xe cơ giới luôn băn khoăn rằng chính mình sẽ phải chi trả hay bảo hiểm sẽ chi trả đối với việc tai nạn ấy. Sau đây, bài viết này sẽ cung cấp về mức bồi thường khi gây tai nạn giao thông và trách nhiệm của bảo hiểm xe sẽ phải bồi thường đối với người bị hại

Chủ xe hay bảo hiểm bồi thường khi có tai nạn?Chủ xe hay bảo hiểm bồi thường khi có tai nạn?

Bảo hiểm xe cơ giới là gì?

Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới hay còn gọi là bảo hiểm xe cơ giới là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự giữa chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm. Mỗi xe cơ giới được cấp 1 Giấy chứng nhận bảo hiểm. Chủ xe cơ giới bị mất Giấy chứng nhận bảo hiểm phải có văn bản đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm (nơi đã cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm) cấp lại Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Cơ sở pháp lý: Điều 6 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Các loại hình bảo hiểm của xe cơ giới

Hiện nay, có rất nhiều hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, có 4 loại hình bảo hiểm phổ biến như sau:

  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc cho chủ xe cơ giới.
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hàng hóa vận chuyển trên xe.
  • Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới.
  • Bảo hiểm cho người ngồi trên xe và tai nạn lái phụ xe.

Lưu ý: Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới là loại hình mà tất cả cá nhân hay tổ chức nào sở hữu xe hơi đều phải mua theo luật pháp Việt Nam

Cơ sở pháp lý: Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Giấy chứng nhận bảo hiểm tự nguyện hay còn được gọi là bảo hiểm xe cơ giớiGiấy chứng nhận bảo hiểm tự nguyện hay còn được gọi là bảo hiểm xe cơ giới

Thời hạn bảo hiểm xe cơ giới

Thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm cụ thể:

  • Đối với xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, thời hạn Bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm.
  • Đối với các xe cơ giới còn lại, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và thời hạn tối đa tương ứng với thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ có thời hạn trên 1 năm.

Thời hạn bảo hiểm dưới 1 năm:

  • Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn 1 năm theo quy định của pháp luật
  • Xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của Bộ Công an.

Lưu ý: Trường hợp chủ xe cơ giới có nhiều xe tham gia bảo hiểm vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm nhưng đến năm tiếp theo có nhu cầu đưa về cùng một thời điểm Bảo hiểm để quản lý, thời hạn bảo hiểm của các xe này có thể nhỏ hơn 1 năm và bằng thời gian hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên của năm đó. Thời hạn bảo hiểm của năm tiếp theo đối với các hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm sau khi được đưa về cùng thời điểm thực hiện theo quy định.

>>>Xem thêm: Thủ tục khởi kiện chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng

Cơ sở pháp lý: Điều 9 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Một số câu hỏi cho về bảo hiểm xe cơ giới

Xe gây tai nạn, chủ xe hay bảo hiểm sẽ chi trả tiền bồi thường?

Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Như vậy, chủ xe sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại rồi sau đó doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho chủ xe .

Thời hạn trả tiền bảo hiểm được quy định như sau

  • Nếu có thoả thuận, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo như hai bên đã thống nhất trong hợp đồng
  • Nếu không có thoả thuận, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.

>>>Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tài sản giải quyết như thế nào?

Cơ sở pháp lý: Điều 14 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Điều 29 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000

Bảo hiểm cho xe cơ giới có bắt buộcBảo hiểm cho xe cơ giới có bắt buộc

Bảo hiểm dành cho xe cơ giới có bắt buộc không?

Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

  • Đăng ký xe;
  • Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Như vậy, bảo hiểm dành cho xe cơ giới là điều kiện bắt bộ để người điều khiển xe cơ giới mới có thể được tham gia giao thông

Cơ sở pháp lý: Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008

Luật sư tư vấn về bảo hiểm xe cơ giới

  • Tư vấn về bảo hiểm xe cơ giới;
  • Tư vấn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra giao thông;
  • Tư vấn về các loại hình thức bảo hiểm cho Quý khách lựa chọn;
  • Tư vấn về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
  • Đại diện khách hàng tham gia tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài để bảo vệ quyền lợi trong các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm xe.

Hiện nay, mức bồi thường về việc trả chi phí dựa trên thiệt hại đối với vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm. Vì vậy, Luật Long Phan xin cung cấp các dịch vụ tư vấn về các hợp đồng bảo hiểm để Quý khách hàng có thể lựa chọn tốt nhất cho mình, xin hãy liên lạc qua LUẬT SƯ TƯ VẤN qua HOTLINE 1900636387 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mức bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hướng dẫn khai thuế TNDN từ hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng lao động